• Single Content

    Bí Quyết Chế Biến Búp Chè Thái Nguyên

    Những giai đoạn chế biến búp chè Thái Nguyên ngon

    Trồng chè là một quá trình đòi hỏi sự chăm sóc để bảo đảm những búp lá được mập mạp, ko bị héo và sâu bệnh.

    Tuy vậy, giai đoạn chế biến càng yêu cầu sự tỉ mỉ hơn để giữ nguyên được chất lượng, hương vị của trà.

    + Phơi héo: Sau khi hái, lá trà thái nguyên tươi được trải ra bạt lưới để phơi héo

    + Lên hương: Giai đoạn tiếp theo là lên hương, bởi lá chè bắt đầu được giải phóng mùi từ bước này. Nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời khiến lá chè héo đi, kích hoạt quá trình lên men vừa phải. Trong thời gian này ko nên để chè tiếp xúc trực tiếp với anh nắng mặt trời để tránh làm lá chè bị táp

    Giống, thời điểm thu hái, thời tiết ở thời điểm chế biến khác nhau khiến chè có đặc tính riêng, bởi vậy chế biến chè cần thay đổi linh hoạt trong quy trình mới tạo ra được sản phẩm trà ngon.

    Có những loại chè chỉ cần khoảng 1 tiếng để phơi trên bạt, nếu thời tiết thuận lợi, lá héo đều, mép hơi xoăn lại (vd: chè Phúc vân Tiên)

    Còn với chè ô long hay các loại dùng để trà ô long, sau khi lên hương trên bạt sẽ tiếp tục được lên hương trên nong tre. Tiếp đó, lá được hong héo trong xưởng 45’- 1h, người canh thực hiện khoảng 2 lần vò chè, mỗi lần khoảng 3’, cách nhau 1h. Trong thời gian này, búp trà và lá trà được ma sát với nong tre, dập sơ nhằm kích thích quá trình lên men bắt đầu.

    Thao tác tiếp theo chè sẽ được chuyển vào một lồng quay để xáo tung lên, bước này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi quá trình hoàn tất. Lúc này thành phẩm bắt đầu tỏa mùi thơm. Khi người trồng trà nhận thấy lên hương đã đủ, chè được rải ra nia để tiếp tục ủ hương trong khoảng 30’.

    + Diệt men: đây là quá trình quan trọng quyết định nhiều đến thành phẩm. Tùy từng loại chè mà số lượng vòng quay của máy, nhiệt độ và thời gian diệt men cũng khác nhau. Những nghệ nhân quyết định điều này dựa trên độ ẩm, ,àu sắc, mùi hương của cánh chè. Bỏ chè từ máy sao ra phải đánh tơi chè, dùng quạt hạ thấp nhiệt độ thật nhanh để tránh tình trạng ủ lâu gây đỏ nước.

    + Vò chè: ngày nay chè thường được vò bằng cối, sau khi diệt men, thông thường trong thời gian 20’ , 1 cối chế biến được khoảng 4-5 nia chè. Trong bước này, tế bào lá bị dập khiến dịch tiết ra bề mặt, nước thành phẩm xanh hơn, khi pha nước lên màu nhanh hơn và giữu màu qua nhiều nước pha. Thao tác này cũng làm chè xoăn lại, giữ được hương và giảm thể tích

    + Đánh khô: Quy trình này được chia nhỏ tiếp thành từng giai đoạn ngắn, lặp lại cho đến khi độ ẩm còbn 6-7%. Lúc này lá chè khô, giòn, màu xanh xám. Thành phẩm thu được sạch sẽ, ko lẫn tạp chất. Từng cánh chè lúc pha lại nở ra nguyên dạng của búp chè, ko bị đứt gãy.

    Chè đinh thái nguyên - Tân Cương Xanh: Tuyệt phẩm đệ nhất trà Việt

    Nhờ được áp dụng linh hoạt những quy trình trên mỗi loại chè Thái Nguyên tại phố Tây Sơn sẽ có màu sắc và mùi vị riêng biệt, cho nước thành phẩm trong xanh, hương thoảng, vị đậm đà.

    Để lại bình luận