Trà trong ca dao và tục ngữ của người Việt xưa
Các cụ có câu” chén trà là đầu câu chuyện” để cho thấy tầm quan trọng của chè thái nguyên như một thức uống không thể thiếu trong giao tiếp xã hội, đưa mọi người xích lại gần nhau hơn và là một thức uống không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, cầu phúc, thờ cúng, ma chay. Dù là người Việt sống ở vùng núi cao, vùng trung du đồi núi, vùng đồng bằng hay cư dân ven biển và thậm chí là người con xa quê hương thì tập tục uống trà cũng như thói quen hàng ngày như ăn cơm vậy.
Đã từ lâu, trà đi vào thơ ca dân gian như một biểu tượng của tâm hồn người Việt, đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Ngày xưa, cụ Nguyễn Trãi cũng là một người thưởng trà và trà thậm chí còn xuất hiện trong tập thơ Ức Trai Thi Tập của ông:
“Thượng Chu bạn cũ các cha đôi
Sá lánh thân nhàn thở việc rồi
Cởi tục chè thường pha nước tuyết
Tìm thanh trong vắt tịn chè mai”
Cụ Nguyễn Trãi(1380 – 1442) ở vào thời kỳ Hậu Lê thế kỷ XV ứng với đời nhà Minh(1369 1649) bên Trung Quốc. Lúc này đã có các loại trà đen, trà xanh, trà ô long, vàng, trắng, ướp hoa và những tác phẩm thơ ca khác của cụ Nguyễn Trãi cũng đặc tả một thói quen uống trà thường ngày của cụ:
“nhân nhàn quan rảnh sướng cho ta
Đóng cửa thâu ngày ít qua lại
Mây toả đầy nhà mai đốt bách
Tùng reo quanh gối, tối đun trà
Sửa mình chỉ biết làm hơn cả
Nên phận đâu cần học lắm mà
Vu khoát đời ta mang bệnh ấy
Không phương chữa lão nặng thêm ra
Thắp hương trước án, bên mai luỹ
Quét tuyết đun trà, trước trúc tiên”.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng đưa hình ảnh chén trà vào thơ của ông: “ nhà lá đơn sơ – tấm lòng rộng mở - nồi cơm nấu dở - bát nước chè xanh – ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”.
Trong sự giao tiếp ứng xử xã hội của người Việt thì thường dùng trà, trầu cau và rượu để chào mời khách đến thăm hỏi. Từ nông thông đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Hình ảnh chén trà không chỉ thường gặp lúc trà dư hậu tửu khách đến chơi nhà mà còn gắn với hình ảnh những mẹ Việt Nam da nhăn nheo, chít khăn mỏ quạ, miệng bỏm bẻm nhai trầu ngồi bán hàng nước ở gốc đa cổng làng, bát chè xanh thơm nồng làm mát lòng những người đang khát.
“chè ngon nước chát xin mời
Nước non non nước nghĩa người chớ quên”
Trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc, cây chè vẫn gắn bó thắm thiết với con người Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thời đại, tục uống chè thái nguyên của người Việt đã tạo nên một bản sắc mà người ta gọi là “hồn trà việt” lưu truyền trong lịch sử đất nước qua những ca dao, tục ngữ và những điệu hò dân gian trữ tình và những áng thi văn bất hủ của các danh nhân văn hoá.
Để lại bình luận