Không gian và tâm thế uống trà
Không gian thưởng trà chính là địa điểm ngồi thưởng trà. Các vị sành trà xưa thường chọn cho mình một không gian thưởng trà thật hợp lý. Có khi cả gia đình ngồi thưởng trà quanh bàn trà đặt trong phòng khách của gia đình. Nhưng khi có những người bạn đồng niên hay hội bạn trà thì họ có thể ngồi thưởng thức ở một bàn trà đặt tại góc vườn bên những chậu cây cảnh hoặc dưới bóng mát những tán cây trong vườn, bên những lồng chim cảnh…
Không gian thưởng trà thái nguyên cũng là thứ tuy không liên quan trực tiếp đến trà nhưng lại là yếu tố có tác động và tâm lý người thưởng trà. Để có một buổi thưởng trà cùng nhau, mọi người có thể bình thơ, đàm đạo chuyện đời thì chủ nhà cũng phải chuẩn bị thật chu đáo không gian thưởng trà. Không thể đặt bàn trà ở một nơi ồn ào tiếng người buôn kẻ bán, cũng không thể đặt ở một nơi khí hậu ẩm mốc, đồ đạc lộn xộn. Trà không thích hợp với nơi ồn ào náo nhiệt như tiệc rượu cũng không thích hợp với nơi xô bồ như quán café. Thưởng trà cần một không gian tĩnh lặng, có vẻ đẹp của thiên nhiên, có sự hòa bình dung dị của con người, sự hài hòa của đất trời.
Trên bàn trà xưa, các cụ thường chuẩn bị một chậu cúc vạn thọ hoặc chậu thủy tiên để mọi người vừa thưởng trà vừa ngắm hoa. Ngoài ra, một số gia đình thượng lưu còn có những phòng trà (gọi là trà thất) trong phòng trà đó sẽ có những bức thư pháp treo trên tường tạo nên không gian phòng trà vừa ấm cúng, vừa yên tĩnh, không khí trong lành vừa gần gũi mà cũng hết sức thanh tao, sang trọng.
Nếu so sánh với cách sắp xếp bài trí trà thất của người Nhật thì thấy người Việt mình thật giản dị, không coi trọng quá mức hình thức như người Nhật: ‘’ở phòng trà, ta thấy hiển hiện khắp nơi mối e ngại vè sự trùng lặp. Các đồ vật mang ra trang trí đều được lựa chọn để không có màu sắc hay mô típ nào lặp lại cái nào. Nếu trong phòng đã bày một lọ cắm hoa rồi thì nhất thiết bức tranh treo tường không thể là tranh vẽ hoa lá. Nếu bạn sử dụng chiếc ấm đun nước hình tròn thì cái vò đựng nước nên có dáng vuông. Khi bạn đặt một cái lọ hay một cái lư trầm vào không gian Tokonama thì hãy chú ý chớ có để thật đúng trung tâm và cũng làm sao không phân chia không gian thành hai phần bằng nhau. Cái cột đỡ phòng khách phải không giống các cột đỡ khác trong căn nhà để khỏi gây cảm giác đơn điệu’’. Nói vậy cũng không thể không khẳng định rằng nghệ thuật trà đạo của người Nhật thật đáng nâng niu, chiêm ngưỡng.
TÂM THẾ THƯỞNG TRÀ
Bước vào buổi thưởng trà trà thái nguyên sẽ không còn mang một vướng bận về cuộc sống bộn bề cơm áo gạo tiền. Các cụ xưa coi trọng trà vì vậy khi tham gia buổi thưởng trà, người thưởng trà bao giờ cũng ăn mặc kín đáo, cẩn trọng trong từng hành động, từng ánh mắt, từng lời nói với nhau. Thông thường đối tượng thưởng trà là những nho sĩ, những bậc trí thức trong xã hội nên không gian ấy không có những lời nói thô tục, những trận đấu khẩu hay những trò cá cược như tại các quán café, quán rượu.
Các cụ xưa thưởng trà vào buổi sáng tinh mơ hay những buổi chiều tàn, buổi tối trăng thanh gió mát. Tại những lúc đó tâm trạng con người thường chất chứa nhiều nỗi niềm nên ngồi thưởng trà sẽ là cách thú vị nhất để tỉnh táo và tĩnh tâm
Điều này khác với trà đạo Nhật Bản vì đều mang tinh thần ‘’thiền’’. Khi một vị trà khách bước đến trà thất của người Nhật thì dù là ai đi chăng nữa thì đều phải bỏ lại bên ngoài tất cả mọi đồ đạc như gươm, giáo, súng…và bước qua một cái cửa thấp phải cúi đầu mới đi vào trong được. Điều đó chỉ có trà mới làm được vì trà mang lại cho người ta những triết lý thật hoàn chỉnh và sâu rộng.
NGƯỜI XƯA THƯỞNG TRÀ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO TRONG NGÀY
Ngày xưa, các nhà sư thường thưởng trà trà thái nguyên trong trà thất, họ thanh tịnh nhãn căn, lắng nghe tiếng nước sôi trong ấm đồng, họ thanh tịnh nhãn căn. Các nhà sư thường uống trà tụng kinh thay cơm sáng hay những lúc chiều tà, đó là những thời khắc đời sống trần tục đang bủa vây tứ phía. Bởi vậy trà giúp tỉnh mộng trần, giúp rửa lòng tục, xua đi nỗi cô đơn.
Tầng lớp quan lại, nho học thì vào ban đêm trăng thanh gió mát, các cụ ung dung pha trà, thưởng hoa quý, ngắm trăng…Vào buổi sáng mồng một đầu năm mới, các con cháu trong gia đình dành những giây phút đầu tiên cho các cụ ngắm hoa tĩnh tâm, thưởng trà sau đó đại gia đình mới quây quần quanh bàn trà chúc thọ các cụ.
Tầng lớp bình dân thì thưởng trà cũng thật đơn giản, bình dị. Trước khi đi làm đồng nấu một ấm trà xanh, uống bằng bát lớn. Có thể mang theo khi đi làm đồng. Giữa những ngày nóng nực, ngồi dưới tán cây đa rợp bóng mát, uống một bát trà thái nguyên xanh của cô hàng xén cũng thấy trong lòng mát rượi tỉnh táo lạ thường.
Để lại bình luận