• Single Content

    Cách loại bọ hại chè Thái Nguyên

    Hiện nay, Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên đang lan rộng ở một số đồi chè trong tỉnh Thái Nguyên, đòi hỏi cần sớm có cách phòng trừ hiệu quả.

    1. Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên lan rộng

    • Khắp các đồi chè trong tỉnh Thái Nguyên, người dân đang rất lo lắng vì bọ cánh tơ cùng một số loại khác đang tăng cường oanh tạc. Dẫu chè đang đến tuổi thu hoạch vụ chính, xong vì bọ cánh tớ mà nhiều vạt chè cháy trụi, năng suất giảm sâu, chất lượng cũng bị giảm.
    • Sở dĩ Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên lan rộng là do sợ chủ quan của người trồng chè, không có những biện pháp phòng trừ, trong một xóm chỉ cần có 2, 3 nhà không chủ động trừ bọ cánh tơ thì những hộ còn lại có sốt sắng đến mấy thì bọ cánh tơ vẫn có đất để phát triển, củng cố lực lượng trước khi oanh tạc khắp các đồi chè Thái Nguyên.
    • Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên, sau thời gian bám trụ địa bàn, thám thính tình hình và đã có một số kết quả bước đầu. Theo đó, bọ cánh tơ xuất hiện và gây hại phổ biến trên các nương chè của các vùng chè Sông Công, La Bằng và Phổ Yên. Tỷ lệ bọ cánh tơ hại hiện đã vào khoảng 7% diện tích chè và đang không ngừng tăng lên.
    • Có nơi cả nửa đồi chè bị thiệt hại và bốc thành mây khói vì bọ cánh tơ. Thấy được sự chậm chạp của mình khiến cho Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên lan rộng, các hộ trồng chè tại các địa phương của Thái Nguyên đã tỉnh ngộ và tăng cường hỏi nhau kinh nghiệm phòng trừ, tránh cho bọ cánh tơ có thể gây hại nặng trên diện rộng.
    • Với thời tiết mùa hè nắng lắm, mưa nhiều như hiện nay là thời điểm lý tưởng để bọ cánh tơ phát triển, vì thế, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thái Nguyên, cảnh báo rằng chắc chắn, thời gian tới lực lượng và diện tích chè bị bọ cánh tơ oanh tạc sẽ tăng cao.
    • Sản xuất chè đang trong giai đoạn chính vụ, nếu nông dân không chú ý phun thuốc để phòng trừ và tiêu diệt Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên thì tới đây bà con sẽ khóc ròng vì mất tiền. Bởi nếu bị bọ cánh tơ tấn công, chè không những giảm về năng suất, cánh chè xấu đi, chất lượng chè cũng không còn bảo đảm nữa, thị trường hẳn sẽ quay lưng với loại trà này.
    • 2.Tiêu diệt, phòng trừ Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên

      • Đầu tiên là các biện pháp canh tác kỹ thuật. Theo khuyến cáo, bà con Thái Nguyên cũng đã hiểu rằng một cây chè khoẻ mạnh để có thể chống chịu được bọ cánh tơ, hàng năm cày đất, tưới ẩm cho nương chè, việc bón phân cần phải cân đối giữa các thành phần để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt; các hoạt động hái chè, tưới chè, đốn chè cần đúng kỹ thuật.
      • Cần phòng hơn chống bởi bọ cánh tơ là loại khó tiêu diệt do chúng thường bám ở mặt sau của lá chè non.. Khi phun thuốc thì chỉ phun được trên mặt lá nên không thể trị dứt điểm được, thế nên dù có dùng nhiều biện pháp thì khó tiêu diệt toàn bộ bọ cánh tơ.
      • Thứ nữa là biện pháp sinh học nhằm phòng trừ bọ cánh tơ hại trà Thái Nguyên.
      • Biện pháp này bao gồm các hoạt động bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thiện địch đến cư trú, đặc biệt là các loại thiên địch ăn thịt có khả năng tiêu diệt bọ cánh tơ. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nếu cần thiết chỉ nên sử dụng các thuốc ít độc, có phổ tác động hẹp, ít ảnh hưởng đến thiên địch nhằm duy trì lực lượng thiện địch trên các đồi chè xanh. Đây là biện pháp bền vững, cần lưu ý duy trì.
      • Cuối cùng, chúng ta mới tính đến biện pháp hóa học để phòng trừ Bọ cánh tơ hại chè Thái Nguyên. Chỉ dùng hóa học khi bọ cánh tơ là 1-2 con/búp. Chi cục bảo vệ thực vật Thái Nguyên khuyến cáo: bà con cần chăm chỉ theo dõi, giám sát bọn bọ cánh cứng. Nếu thấy tỷ lệ búp bị hại từ 5% trở lên thì sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt.
      • Thuốc dùng là một trong các loại sau: Confidor 100SL; Dylan 10 WG, Sutin 5 EC; Actamec 20, 40 EC; Movento 150OD. Lưu ý, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn; thực hiện đúng quy định về thời gian cách ly để bảo đảm sản phẩm trà Thái Nguyên sạch, an toàn với người sử dụng.

    Để lại bình luận