• Single Content

    Bán Trà Thái Nguyên Tại TPHCM

    1. Thưởng thức trà là uống tinh hoa của trời đất

    Khi nhắc đến văn hóa trà Việt chắc hẳn ai cũng hình dung ngay đến đỉnh cao là nghệ thuật ướp hương trà của người Nội. Một trong những nét tinh tế nhất của những nét tinh tế. Vì chẳng có một quốc gia nào thể có đặc sản trà sen giống của Việt Nam, và cũng chẳng có vùng nào trên  đất nước  Việt Nam có thể có được thứ sen như sen Hồ Tây để ướp hương trà. Đất trời chiều lòng người người Nội nổi tiếng hào hoa, phong nhã:

    “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

    Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

    Người Tràng An xưa thanh lịch mà không kiêu kì, hào hoa phong nhã mà không kiêu ngạo. Họ đẹp trong từng cử chỉ, hành động, trong lề lối của

    cuộc sống, trong những sản vật mà họ làm ra. Không một nơi nào trên mảnh  đất Việt Nam lại có được nhiều sản vật có giá trị và ghi vào dấu ấn như m ảnh đất Kinh thành. Xem thêm: bán trà thái nguyên tại tphcm

    Thưởng trà ngắm hoa đầu xuân là một thói quen riêng của các bậc tao nhân mặc khách chốn kinh thành xưa. Trước tết, đích thân các cụ đi chọn mua hoa đào, cúc, mai trắng, thủy tiên ở tận vườn, chuẩn bị loại trà ngon nhất. Sáng mồng một, con cháu giành riêng cho cụ những phút giây đầu tiên để tịnh tâm và ngắm hoa thưởng trà, sau đó mới cả đại gia đình cùng ngồi quanh  bàn trà chúc thọ cụ nghe lời dặn dò.

    Uống trà thái nguyên và thưởng hoa quý như hoa quỳnh, hoa trà cũng là cái thú của nhiều người Trà ng An. Đó cũng là hình thức hội trà quanh chậu hoa quý vào tối hoa mãn khai của những người cao tuổi, đàm đạo thế sự, văn chương và dặn dò lớp con cháu.

    Trà ngũ hương chỉ giới hạn cho năm người. Khay uống trà ngũ hương thửa 5 chỗ trũng để 5 loại hoa đang đđượm hương nhất: cúc, sói, nhài, sen ngâu. Úp các chén kín hoa, bưng khay đlên nồi nước sôi cho hương hoa  bám vào lòng chén. Pha trà mạn thật ngon, rót đều ra các chén, mỗi người tham gia phải đoán hương trà trong chén trà của mình và cũng nhận xét. Sau mỗi chén trà, người chủ nhà lại hoán vị hương để ai cũng được thưởng thức    hết cái tinh thúy của hội trà ngũ hương.Cách thức sao tẩm để tạo ra thứ trà sen độc nhất vô nhị luôn là niềm tự

    hào của những con người Thăng Long. có đi đến tận phương trời o thì cách thưởng trà ướp hương của người Hà Nội vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng ẩm khách. Thưởng trà ướp hương là một cách tận hưởng hương  hóa, tinh túy của đất trời. Một sự kết hợp thật tinh tế kỳ diệu. Những búp trà tvùng sương mù quanh năm bao phủ tinh sạch quý hiếm kết hợp với hương sen “báu vật” của Hồ Tây để tạo nên thứ trà sen thể hiện được sự khéo léo, tỉ mỉ công phu của người Tràng An.

    Người Hà Nội ở thời đại nào cũng muốn tìm cho mình một không gian thật thanh tịnh và thoải mái đcó thể ngồi thưởng trà độc ẩm hay cùng quần ẩm với hội bạn trà đàm đạo thế sự. Người Hà Thành xưa chọn bàn trà   đặt ở gian chính của nhà trong bầu không khí mát mẻ, sạch sẽ hoặc đặt bàn trà tại góc vườn thiên nhiên cây cỏ với tiếng chim hót. Vừa t ởng trà vừa đắm mình cùng thiên nhiên là một cách khiến cho lòng thanh thản nhẹ  nhàng hơn. Đó là slựa chọn không gian thưởng trà của người Nội  xưa.  Còn hiện nay không ít người lại lựa chọn không gian thưởng trà là các quán trà vì tại đây người ta có thể gặp những người bạn tâm giao, những người cùng niềm tâm huyết với trà, có cùng sở trường thưởng trà trong khi cuộc sống tất bật xô bồ.

    Như vậy, cách thức lựa chọn các loại trà và cách ướp hương các loại  trà, chọn không gian thưởng thức. Cùng sự tin h tế trong cách thức thưởng  thức trà đã nâng tầm khẳng định nhiều lần hơn nữa về những con người Nội hào hoa, thanh lịch.

    1. Thưởng trà để kết nối tâm giao

    Nhà văn Nguyễn Tuân sinh thời có nói: Chỉ người tao nhã, cùng một thanh khí mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà ”. Hay như trong bài “mời trà” của quan họ Bắc Ninh:

    “Mấy khi khách đến chơi nhà Đốt than quạt nước pha trà người xơi

    Trà này quý lắm người ơi

    Mỗi người một chén cho tôi  vừa lòng”.

    Vậy người bạn tri kỷ cùng ta uống trà, hẳn phải là người bạn hiền, chỉ cần đưa mắt là có thể hiểu lòng nhau, lấy gì mà mua cho được ở cõi đời còn lắm bon chen và phiền muộn này. Có duyên phận lắm mới được cùng nhau hạnh ngộ với người tri kỉ bên chén trà quý là vậy. 

    Thú thưởng trà vào sớm mai thói quen của nhiều người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. người thích độc ẩm, có người thích đối ẩm, song ẩm, tứ ẩm hoặc quần ẩm. Có bình trà ngon gọi bạn hiền đến cùng thưởng thức, đó là nét văn hóa từ bao đời nay của ông cha ta. Ở phương xa cũng có thể thưởng thức trà – bán trà thái nguyên tại tphcm

    Thỉnh thoảng có khách đến chơi hoặc lúc rảnh hàng xóm hay rủ nhau sang nhà uống trà. Chủ mời khách phải đưa chén bằng cả hai tay. Mời trà  cũng là một hành vi biểu hiện phong độ thanh nhã hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Kỵ nhất mời khách bằng một chén trà nguội, hay những chiếc chén trà bị hoen ố nước trà cũ. Chén trà mời khách thể hiện  những tình cảm tối thiểu nhất, không thể tùy tiện coi thường, không nhất thiết phải bằng thứ trà thượng hảo hạng. Với mục đích giải khát thì có thể  uống trà theo cách riêng của mỗi người. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hóa cảm tình cùng người đối thoại. Trong ấm trà ngon, người cùng thưởng trà tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió t, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng luận bàn thế sự thì không còn gì thú vị hơn nữa. Chỉ có những tao nhân mặc khách mới thưởng thức trọn vẹn cái phong vị của cách uống trà này, chứ không phải như kẻ phàm phu tục tử bưng ly trà to đùng lên uống ừng ực, người ta gọi “ngưu ẩm” hay là uống như  trâu uống nước.

    Cũng như uống rượu, người Thành quan niệm thưởng trà ngon  phải

    bạn hiền. Vừa nhâm nhi chén trà nóng vừa bàn chuyện đời, chuyện người, chuyện thế sự thời cuộc,… vừa lắng nghe suy ngẫm, vừa triết lý vừa gật gù, vừa tranh luận vừa bày tỏ… Cũng có khi vừa kết hợp thưởng trà, nghe nhạc   và ngắm trăng, thưởng hoa,… Không có thể thanh thản hơn bằng những phút giây thả mình vào không gian yên tĩnh chung quanh, bên chén trà tỏa hương, bên nhng người bạn thân thiết nhất.

    Ngay t thời xa xưa, trà Việt đã tham gia vào lĩnh vực ngoại giao,

    không phải ở vị trí “trà nước thù tạc” mà với vai trò giới thiệu tâm hồn  người

    Việt Nam phẩm chất con người Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là bài thơ của Cung Định Vương Trần Thủ tiễn Ngưu Lượng trưởng đoàn  sứ giả của  nhà Minh sang nước ta:

    Tạm dịch là
    “An Nam tể tướng bất năng thi
    Không bả trà âu tống khách quy”.

    “Tế tướng nước Nam thơ chẳng giỏi
    Bình trà suông tiễn khách ra về”.
    Thế đấy tể tướng nước Nam chẳng có vàng bạc, lụa là gì cả, đến thơ cũng chẳng có. Chỉ có bình trà suông tiễn khách ra về. Nhưng đây mới là điều đáng quý, bởi chỉ có bình trà đã thể hiện được hết tấm lòng của người dân  nước Nam, coi nhau như thân cận, quý mến và trân trọng nên mới đượ c tặng bình trà.
    Các cụ xưa uống trà không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon kỳ thú, mà bên ấm trà người ta còn tìm một mối tri kỷ tri âm, luận bàn thế sự,  giãi bày những quan điểm về mọi mặt của đời sống xã hội…
    Thưởng trà là một thú vui phong lưu, ta o nhã, là một cách bồi bổ, di dưỡng tinh thần của người Hà Thành. Một chén trà mà chứa đựng bao điều  sâu xa. Đúng như cụ Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: “ Trong một ấm trà  ngon, người ta thấy có một mùi thơ và một vị triết lý ”. Bên ấm trà người ta thấy toát lên cái tinh thần “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định ”, tức là lấy cái trong sáng tĩnh lặng của cõi lòng để chế ngự cái vạn biến của đất trời, lấy cái thanh cao để vượt lên cái tục của đời thường.
    Người Hà Nội tinh tế lắm, hiểu được triết lí sâu xa của trà, hiểu được “tính” trà nên dù có bận rộn với cuộc sống thế nào thì chén trà vẫn là nơi khởi điểm của tình thân, khởi điểm của tình tri kỉ. Mỗi khi đi xa thường mang theo một chút sắc hồn riêng của Hà Thành. Gia đình nào có người đi sinh sống ở phương xa cứ hễ đến dịp lễ tết người ở nhà lại gói gém gửi đi những gói trà

    mộc, trà sen đặc sản Hà Thành làm quà. Có người bạn phương Nam hỏi trà thái nguyên thì cũng chưa biết tìm ở đâu, có thể tham khảo bán trà thái nguyên tại tphcm. Dường như những sản vật này là những sợi dây vô hình thít chặt tình thương yêu của con người, nối liền khoảng cách về không gian và thời gian.

    Xu hướng hiện nay của nhiều doanh nhân Thành là lựa chọn quán  trà để vừa thưởng trà vừa bàn bạc công việc. Bởi theo họ, quán trà có sự yên tĩnh giúp con người tỉnh táo quyết định những công việc, những hợp đồng quan trọng, không bị men của bia rượu làm cho chếnh choáng thiếu kiểm soát bản thân dẫn đến những tình huống éo le khi làm việc. Không gian tại các quán trà vừa ấm cúng lại tạo cảm giác thoải mái như thưởng trà trong chính ngôi nhà của mình vậy. Nên rất nhiều người lựa chọn thưởng trà để bàn chuyện công việc, nơi để cùng bạn tâm tình về những khúc mắc, vui buồn trong cuộc sống.

    Không có gì có thể thanh đạm lịch thiệp hơn khi ngồi quanh nhau bên một chén trà nóng trong một không gian ấm cúng. Đây chính một trong những điều kiện tuyệt vời nhất để góp phần vào việc xây dựng môi trường sống nhân ái, hài hòa. Xây dựng một hình ảnh thủ đô ngàn năm tuổi với  những con người tinh tế, sâu sắc trong lối sống, hiểu biết và trân trọng trà _ một tặng phẩm cao quý của đất trời.

    1. Để chiêm nghiệm cuộc sống và suy ngẫm về nhân tình thế thái

    Những người Nội trầm lặng hay uống trà. Hà Nội không phải mảnh đất trồng trà nhưng có lẽ hiểu vtrà nhất vẫn là người Nội. Này là  trà cúc, trà sen, trà mộc, trà ngâu. Này là trà bạch ngọc hoa, trà hoa mộc. Này huyền  sâm trà, hoàng cúc trà… hàng mấy chục loại trà khác nhau cho  người tao ngộ thưởng lãm trong mỗi dịp khác nhau. Người miền Nam bậ n rộn mưu sinh, người miền Trung hiền lành vất vả, có miền nào như miền Bắc, làm việc đấy, vội vàng đấy, tất bật đấy, nhưng mỗi ngày đều trôi qua bằng dáng vẻ

    tao nhã, thanh lịch. Có lẽ bởi miền Bắc có trà thái nguyên, bởi người Hà Nội có  thú thưởng trà. Còn ở miền Nam có thể tìm hiểu bán trà thái nguyên tại tphcm.

    Thưởng trà là một cách để con người có thể lắng lòng, tĩnh tại chiêm nghiệm về những sự việc đã trôi qua, ngẫm nghĩ về ngày hôm qua để rút ra những cách nhìn nhận về cuộc sống. Thông thường để sống được với thế giới tâm linh, chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh thì người thưởng trà sẽ sử dụng phương thức độc ẩm.

    Các nhà sư muốn tu thiền được tĩnh tâm thường thưởng trà độc ẩm và   tu thiền một mình trong thiền đường hoặc trà thất. Những buổi sớm mai ở  chùa những vị vẫn có thói quen dậy rất sớm để tụng kinh, thưởng trà n gắm trăng và chuẩn bị đón chào một ngày mới.

    Trà không chđem cái thanh cao, cái thoát tục cho con người, mà còn giúp con người xóa bỏ hết mọi ưu tư trần tục để thanh thản sống làm việc cho mục đích cao cả của mình. Trần Nguyên Đán, ông ngoại của NguyễTrãi, đã bất lực trước âm mưu hành động tiếm quyền, tàn sát trung thần của  HQuý Ly, đã nhờ trà đem lại thăng bằng, thanh thản cho tâm hồn mình:

    Tạm dịch là:

    “Chiều bãi hoán trà liên tục lự “Nhàn phi đố giản huấn đồng mông

    “Tàn chầu mượn chén trà khuây muộn “Sách mọt bày ra dạy trẻ thơ

    Đến Nguyễn Trãi đã tìm đến trà như một người bạn tâm giao cùng với “thơ” và “trăng” để đưa con người ẩn mình xa thế lụy. Bộ ba “trà”, “thơ” và “trăng” đã nhiều lần có mặt trong thơ Nguyễn Trãi để nói lên chí hướng, tâm tư ông:

    “Cởi tục trà thường pha nước tuyết, “Tìm thanh, trong vắt tịn chè mai

    Cởi tục là cởi bỏ những ưu phiền thế tục; pha nước tuyết nước   trong

    nhất, trong như tuyết; chè mai là chè hồng  mai, thứ chè của các thiền gia.

    Và:

    “Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng “Phiến sách, ngày xuân ngồi chấm câu

    “Xem bóng, xem áo” là các ẩn ngữ của người đời xưa nói về xem lại mình có phải hổ thẹn với “bóng” mình và cái “áo” mình đang mặc không, tức là kiểm điểm lại bản thân mình.

    Đấy là cách mà những bậc quân vương mượn trà để giãi bày tấm lòng, để rửa lòng tục và giữ tâm được an bình. Họ vừa uống trà, vừa làm thơ, vịnh thơ, bình thơ,… hay vừa uống trà vừa nói chuyện. Trước cảnh thiên nhiên trong sạch, lòng nời hướng đến sự nhẹ nhàng và tĩnh lặng hơn, tâm hồn thư thái hơn…

    Chính vì vậy thưởng trà đã được nâng lên thành văn hóa. Văn hóa trà là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc. “Văn hóa trà vừa hữu hình vừa hình, vừa văn hóa vật thể vừa là văn hóa phi vật thể. Văn hóa trà thể hiện tâm hồn con người  – tâm hồn thanh cao yêu cái đẹp ”.

    Theo Phạm Đình Hổ trà “thú vị ở chỗ tính nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sáng gió mát buổi chiều trăng trong với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm trà tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục ” [10;33]. Và vì vậy mà lý giải được tại sao khi trong lòng chống chếnh người ta luôn muốn tìm đến với trà để khỏa lấp những phiền muộn, cho đầu óc thư thái, thanh thản mong quyết định mọi chuyện thật sáng suốt.

    Nếu như đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn sẽ không hiếm hình ảnh người dân nơi thành phố này ngồi vừa đọc báo vừa nhâm nhi ly cà phê mỗi buổi  sáng và cũng như vậy, cũng chẳng khó khăn gì  để thấy hình ảnh người  Nội ngồi

    thưởng trà thái nguyên, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hoặc  nghe một  bản nhạc Trịnh sâu lắng. Đó là đặc trưng văn hóa riêng của từng vùng. Một sự lựa chọn rất Hà Thành, một mảnh đất “địa linh” với những con người tinh tế,  sâu sắc   và lắng đọng.


    Để lại bình luận