• Single Content

    Bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc Thái Nguyên

    Thái Nguyên – 1 tỉnh của vùng trung du Bắc Bộ, là nơi giao lưu kinh tế giữa vùng trung du bắc bộ với các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng là địa phương có 24 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc của cả nước sinh sống. Các dân tộc sinh sống tại Thái Nguyên như dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Mông, Hoa..., mỗi dân tộc đều mang những bản sắc văn hóa của riêng mình. 


    Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng với sản phẩm Trà Tân Cương Thái Nguyên mà với địa phương có nhiều dân tộc sinh sống nhất đã giúp cho nơi đây trở thành một bảo tàng rộng lớn lưu trữ rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.
    Các điệu múa Tắc Xình của dân tộc Sán Chay, lễ hội Núi Văn-Núi Võ ở Đại Từ hay việc trồng, chăm sóc và chế biến trà Tân Cương ở Thành Phố Thái Nguyên... đã trở thành các di sản văn hóa quốc gia được tôn vinh và duy trì hàng năm. Các lễ hội truyền thống với các điệu múa đặc trưng uyển chuyển, những làn điệu dân ca, tiếng hát mộc mạc đậm đà bản sắc dân tộc vang lên ca ngợi quê hương đất nước con người Việt Nam đều mang tính chất đặc trưng riêng và mỗi lễ hội trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mỗi người dân. 


    Không chỉ là bảo tồn và duy trì các nét văn hóa các dân tộc, mà trải qua thời gian các di tích lịch sử, các di sản văn hóa đã trở thành tài sản quý của người dân vùng đất danh trà Thái Nguyên, nó là tiềm năng là động lực để Thái Nguyên phát triển hơn nữa về du lịch gắn với phát huy các di sản văn hóa, là nguồn lực để Thái Nguyên phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

    Để lại bình luận